Tải về
Ngành thiết bị y tế tại Đông Nam Á đang chứng kiến sự đổi mới chưa từng có, thúc đẩy tiến bộ công nghệ và góp phần định hình lại hệ thống y tế trong khu vực. Tuy nhiên, sự phát triển này cũng đặt ra những thách thức mới đối với việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (“SHTT”) nói chung và bảo hộ sáng chế nói riêng. Các nhà sáng chế, nhà đầu tư và doanh nghiệp cần chủ động cập nhật những quy định pháp lý và thực tiễn áp dụng mới nhất về bảo hộ sáng chế đối với thiết bị y tế, cũng như các biện pháp thực thi quyền SHTT trong lĩnh vực thiết bị y tế.
KENFOX IP & Law Office cung cấp những phân tích chuyên sâu về các xu hướng chính đang định hình bức tranh sáng chế cho thiết bị y tế ở Đông Nam Á, bao gồm những tiến bộ mới nhất trong thực tiễn thẩm định, chiến lược thực thi và vấn đề quan trọng về yêu cầu bảo hộ đối với mục đích sử dụng thứ hai.
Các cơ quan cấp bằng sáng chế tại Đông Nam Á đang áp dụng các tiêu chuẩn khắt khe hơn trong việc đánh giá tính mới và tính sáng tạo của các sáng chế trong lĩnh vực thiết bị y tế. Xu hướng này có tác động đáng kể đến việc chuẩn bị và nộp đơn đăng ký sáng chế. Để một sáng chế thiết bị y tế được cấp bằng độc quyền sáng chế, người nộp đơn phải chứng minh được ít nhất hai yếu tố sau:
Việc nâng cao tiêu chuẩn đánh giá tính mới và tinh nhằm mục đích:
"Mục đích sử dụng thứ hai" là một khía cạnh rất quan trọng và cũng gây nhiều tranh cãi trong luật sáng chế. Vui lòng xem bài viết của chúng tôi với tiêu đề "Bảo hộ sáng chế cho mục đích sử dụng thứ hai: Khuyến khích phát triển hay rào cản cho ngành dược phẩm Đông Nam Á?".
Thái Lan: Cấp bằng sáng chế cho mục đích sử dụng mới trong y tế của các chất đã biết
Quy định loại trừ này là điểm chung của nhiều luật sáng chế trên toàn cầu nhằm tránh độc quyền hóa các kỹ thuật điều trị y tế và thú y. Mặc dù Luật Sáng chế loại trừ các phương pháp điều trị, nhưng không loại trừ cụ thể "các mục đích sử dụng mới" của các chất đã biết.
Indonesia: Mục đích sử dụng thứ hai
Luật Sáng chế Indonesia số 13 năm 2016 đã được sửa đổi bởi Luật số 65/2024 ngày 28 tháng 10 năm 2024 (sau đây gọi tắt là Luật sửa đổi).
Một trong những điểm đáng chú ý của Luật sửa đổi là việc mở rộng phạm vi bảo hộ đối tượng sáng chế. Cụ thể:
Luật sửa đổi được kỳ vọng sẽ tạo động lực cho hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) trong lĩnh vực dược phẩm, đồng thời thúc đẩy sự đổi mới sáng tạo và nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp thiết bị y tế tại Indonesia.
Việt Nam: Mục đích sử dụng mới trong y tế của các chất đã biết
Philippines: Mục đích sử dụng thứ hai đối với thuốc và dược phẩm
Việc tinh giản hóa quy trình thẩm định sáng chế đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy đổi mới sáng tạo và tăng trưởng kinh tế ở Đông Nam Á. Nhận thức được điều này, các quốc gia trong khu vực đang chủ động thực hiện các bước đi nhằm nâng cao hiệu quả của quy trình này. Singapore, chẳng hạn, đã đơn giản hóa quy trình thẩm định bằng cách loại bỏ yêu cầu về Báo cáo Tra cứu Quốc tế, giúp người nộp đơn dễ dàng và nhanh chóng hơn trong việc hoàn tất thủ tục. Thái Lan đang ưu tiên đổi mới sáng tạo y tế với quy trình thẩm định theo đường ưu tiên, nhằm mục tiêu cấp bằng sáng chế trong vòng 12 tháng. Những cải cách này thể hiện cam kết giảm thời gian và chi phí liên quan đến việc bảo hộ sáng chế, từ đó tạo điều kiện cho các sản phẩm đổi mới sáng tạo nhanh chóng thâm nhập thị trường và thúc đẩy một môi trường SHTT năng động hơn ở Đông Nam Á.
Các vụ việc điển hình:
Đông Nam Á đang hướng tới một cách tiếp cận thống nhất trong việc thẩm định sáng chế thông qua Hướng dẫn chung ASEAN về Sáng chế (ASEAN Common Guidelines on Patent Examination). Sáng kiến này nhằm mục đích tiêu chuẩn hóa quy trình xử lý đơn đăng ký sáng chế ở các quốc gia thành viên, đảm bảo tính thống nhất về thực tiễn và tiêu chuẩn, đồng thời tạo ra một môi trường SHTT dễ dự đoán và nhất quán hơn cho các nhà đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực thiết bị y tế.
https://asean.org/wp-content/uploads/2023/03/ACG-PE-final-version-for-publication_edit-03mar.pdf
Cả Myanmar và Campuchia đều nằm trong số các quốc gia kém phát triển nhất đã được miễn trừ một số nghĩa vụ theo Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS) của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Khoản miễn trừ này, được gia hạn đến năm 2033, cho phép hai quốc gia này không cấp bằng sáng chế cho các sản phẩm dược phẩm trong giai đoạn này. Biện pháp này nhằm mục đích tạo điều kiện tiếp cận các loại thuốc thiết yếu và thúc đẩy sức khỏe cộng đồng.
Những lưu ý quan trọng để bảo hộ quyền SHTT đối với mục đích sử dụng thứ hai
Việc bảo hộ bằng sáng chế đối với mục đích sử dụng thứ hai của dược phẩm và thiết bị y tế đang gặp phải những thách thức nhất định tại một số quốc gia Đông Nam Á. Để vượt qua những thách thức này và bảo vệ hiệu quả quyền SHTT đối với sáng chế của mình, người nộp đơn có thể tham khảo các chiến lược sau:
KENFOX IP & Law Office, với đội ngũ luật sư và chuyên gia sở hữu trí tuệ giàu kinh nghiệm, am hiểu pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam và quốc tế, cung cấp dịch vụ tư vấn và đại diện pháp lý toàn diện trong lĩnh vực bảo hộ sáng chế. Chúng tôi cam kết mang đến cho khách hàng những giải pháp pháp lý tối ưu, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của khách hàng một cách hiệu quả.
Nguyễn Vũ Quân | Partner, IP Attorney
Đỗ Thị Phấn |Special Counsel
Đào Thị Thúy Nga | Senior Patent Attorney
Đọc thêm